• Số 81B Nguyễn Công Hoan, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
  • 02466569558 - 0949944666
  • exudict@gmail.com / duhoclongvu@gmail.com

Tại sao thi nghe B1 là kỹ năng nhiều thí sinh trượt nhất?

Đăng bởi Vũ Đình Long Ngày đăng: 21/07/2018

Thi nghe luôn là một nỗi sợ của rất nhiều bạn học sinh. Các bạn chia sẻ rằng dù đã luyện nghe rất nhiều nhưng khả năng nghe của các bạn vẫn không tốt lên. Vậy nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này là gì?


Kết quả hình ảnh cho horen


Nguyên nhân nào khiến thi nghe là kỹ năng nhiều thí sinh trượt nhất?

Tại sao kỹ năng nghe luôn là kỹ năng nhiều bạn sợ? Và tỉ lệ đỗ kĩ năng này không cao? Bạn hãy đọc những nguyên nhân sau đây:

  1. Bạn không hiểu đề

Bạn không hiểu đề bài nói gì, yêu cầu mình làm gì và tất nhiên là cũng không hiểu những câu đáp án viết gì. Đây chính là lí do đầu tiên khiến bài thi nghe trở thành một nỗi ám ảnh đối với bạn.

  1. Bạn không có nhiều từ mới

Biết nhiều từ mới trong khi học ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để bạn học tập tốt hơn không chỉ trong việc đọc các bài văn mà còn trong cả những bài thi nói. Tất nhiên là khi bạn biết nhiều từ thì khi nghe bạn cũng sẽ hiểu ý người nói nhanh hơn và chính xác hơn.

Tuy nhiên, nhiều bạn biết từ nhưng vẫn không nghe tốt bởi cách phát âm của các bạn chưa đúng với cách phát âm chuẩn. Vì vậy, khi người nói phát âm một từ quen thuộc nhưng bạn vẫn không nghe được họ nói gì.

  1. Bạn không luyện tập nhiều và luyện tập không đúng phương pháp

Để nghe tốt thì cần cả một quá trình, không phải một sớm một chiều mà bạn có thể nghe tốt được ngay. Đây thực sự là một quá trình luyện tập nghiêm túc và bền bỉ. Mỗi ngày bạn hãy dành từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ để luyện nghe, dần dần bạn sẽ nghe tốt hơn.

Những phương pháp để luyện nghe hiệu quả

  1. Nghe đúng trình độ

Khi nghe, bạn hãy nghe đúng trình độ hợp với mình. Có nghĩa là nếu bạn đang học trình độ A1 hãy nghe những bài nghe ở trình độ A1, đừng vội vàng nghe vượt cấp, bạn sẽ bị sốc kiến thức và tinh thần của bạn cũng sẽ bị nản chí khi bạn không nghe được.

Hãy tìm các bài nghe trên các trang luyện nghe, ví dụ như DW của Đức, bạn sẽ tìm thấy những bài nghe ở tất cả các cấp độ.

  1. Nghe đúng phương pháp

Trước khi nghe, bạn hãy đọc đề bài xem đề bài yêu cầu mình những gì, cố gắng hiểu ý đề bài. Trường hợp có những từ mới với bạn, đừng mất quá nhiều thời gian cho nó mà lúc này hãy vận dụng khả năng đoán của bạn để hiểu yêu cầu đề bài.

Gạch chân những từ khóa quan trọng là điều tiếp theo bạn phải làm. Khi nghe hãy cố bắt theo những từ khóa đó.

Sau khi nghe xong hãy check đáp án. Rồi sau đó, bạn hãy đọc lại phần Trankription, đây là bước rất quan trọng vì khi nhìn mặt chữ, bạn sẽ tìm ra được những chỗ mà bạn làm sai, nghe sai. Sau đó hay vừa nghe lại vừa đọc theo Trankription. Bước này giúp bạn vừa luyện nghe và luyện phát âm lẫn đọc hiểu.

Cuối cùng bạn hãy nghe lại bài nghe mà không cần Trankription. Nếu bạn vẫn không hiểu, hãy lặp lại bước đọc Trankription. Và hãy làm lại bài tập nghe vào một ngày khác.

Thực tế, nghe không phải là kỹ năng quá khó, bạn hãy chăm chỉ luyện tập để có được kết quả như mong muốn nhé!